Cách phân biệt viêm nướu và viêm nha chu

10:05 |

Viêm nướu và viêm nha chu là 2 bệnh khác nhau, mặc dù có nguyên nhân và triệu chứng khá giống nhau nhưng mức độ ảnh hưởng và việc điều trị của từng loại bệnh lại không giống nhau. Việc bệnh nhân không xác định được hay nói các khác không biệt cách phân biệt bệnh viêm nướu và viêm nha chu một cách dễ dàng là khó tránh khỏi. Dưới đây là những hướng dẫn để phân biệt bệnh viêm nướu và viêm nha chu của bác sĩ bệnh viện răng hàm mặt Sài Gòn

Cách phân biệt viêm nướu và viêm nha chu
Cách phân biệt viêm nướu và viêm nha chu



Trước hết viêm nướu và viêm nha chu thông thường đều xuất phát từ nguyên nhân bệnh nhân bị mảng bám, vôi răng do việc vệ sinh răng miệng chưa tốt. Sau khi ăn xong những thức ăn còn sót lại kết hợp với nước bọt trong miệng dễ dàng hình thành nên những mảng bám hình thành trên viền nướu, quanh các chân răng, các kẽ răng, rãnh răng. Nếu bệnh nhân không chú ý làm sạch răng miệng kịp thời thì những mảng bám này sẽ nhanh chóng trở thành cao răng, lúc này chúng sẽ cứng và bám chắc hơn. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại dễ dàng hình thành và sinh sôi nảy nở, tấn công phá hủy nướu và răng.

Trên nướu xuất hiện túi mủ nha chu
Trên nướu xuất hiện túi mủ nha chu



Biểu hiện của viêm nướu là viêm nhiễm phần nướu xung quanh răng, làm nướu bị kích ứng, ửng đỏ, sưng tấy và dễ bị chảy máu. Trong khi đó, viêm nha chu lại có những biểu hiện phức tạp và nghiêm trọng hơn. Là tình trạng viêm nhiễm các tổ chức xung quanh răng gồm nướu, xương ổ răng, dây chằng nha chu. Vì vậy viêm nha chu thường có những biểu hiện nguy hiểm như: bao gồm các dấu hiệu của viêm nướu, tiêu xương ổ răng, xuất hiện túi nha chu dễ bị chảy mủ, răng lung lay và suy yếu, chân răng dài ra, miệng có mùi hôi... Trong đó dấu hiệu tiêu xương ổ răng là “thông báo” rằng bệnh đã phát triển đến mức nghiêm trọng, nguy cơ mất răng cao.

Vôi răng, mảng bám là nguyên nhân gây viêm nướu, nha chu viêm
Vôi răng, mảng bám là nguyên nhân gây viêm nướu, nha chu viêm



Có thể nói rằng viêm nướu là một trong những biểu hiện đầu tiên của viêm nha chu. Lúc này mảng bám, vôi răng gây ra những kích ứng khiến nướu bị viêm. Vì vậy việc điều trị không quá phức tạp. Nha sỹ sẽ thực hiện cạo vôi răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ kết hợp với việc chăm sóc răng của bệnh nhân thì bệnh lý sẽ được khắc phục hiệu quả. Tuy nhiên, một khi bệnh lý không được điều trị kịp thời, phát triển thành nha chu viêm thì việc điều trị sẽ phức tạp và tốn kém hơn. Sau khi cạo vôi răng, bác sỹ phải xử lý phần chân răng bên dưới do vôi răng bám rất sâu dưới chân răng, có thể phải sử dụng thuốc tuỳ trường hợp. Viêm nha chu cho dù đã được điều trị dứt điểm thì phần xương răng đã tiêu cũng không thể tự phục hồi lại được nên khả năng tái phát cao nếu bệnh nhân không chăm sóc tốt răng miệng.

Hậu quả do viêm nha chu gây ra
Hậu quả do viêm nha chu gây ra




Với những chia sẻ trên đây hi vọng bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về vấn đề cách phân biệt viêm nướu và viêm nha chu. 
Read more…

Các bệnh nha chu thường gặp

08:45 |

Bệnh về răng miệng, viêm nha chu là một trong các loại bệnh phổ biến nhất ở mọi đối tượng. Để điều trị một cách triệt để về các bệnh nha chu cần phải hiểu, phân biệt được một số các loại bệnh nha chu thường gặp.

Các loại bệnh nha chu thường gặp

Đầu tiên cần hiểu thế nào là bệnh nha chu ? Bênh nha chu là bệnh có liên quan trực tiếp đến răng và các tổ chức xung quanh nó, bao gồm hệ thống dây chằng nha chu, xương ổ răng…Vì vậy viêm nha chu có thể gây tổn thương rất nhiều bộ phận liên quan răng, khá năng phá hủy cao và ảnh hưởng nghiêm trọng.
Các loại bệnh nha chu thường gặp được  biểu hiện qua 2 giai đoạn cụ thể là viêm nướu và viêm nha chu.

  1. Viêm nướu

Bệnh nha chu thường gặp -Viêm nướu
Bệnh nha chu thường gặp -Viêm nướu

Nướu bị kích ứng sưng đỏ
Đây là những biểu hiện của viêm nha chu ở giai đoạn đầu của bệnh. Biểu hiện trên nướu là nướu bị đổi màu không còn giữ được màu hồng hào bình thường, trở nên đỏ, sưng tấy và rất dễ bị chảy máu, nhất là những khi đánh răng hay dùng tăm xỉa răng.
  • Nguyên nhân gây ra viêm nướu và viêm nha chu là vi khuẩn có trong mảng bám. Chúng được hình thành từ sự tích tụ của những mảnh vụn thức ăn sau khi ăn xong vẫn còn sót lại trong miệng chưa được làm sạch. Mảng bám, vôi răng tồn tại trên viền nướu và quanh các chân răng, dễ dàng gây kích ứng nướu gây viêm nhiễm và có những biểu hiện nêu trên.
  • Bên cạnh đó sự thay đổi hormon ở phụ nữ trong thời kỳ dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt, lúc mang thai, cũng như các bệnh mãn tính như bệnh đái tháo đường, tim mạch… có thể làm bệnh nhân dễ dàng tăng nguy cơ mắc bệnh nha chu viêm. Sự thay đổi hormon và một số bệnh trong những trường hợp này có thể làm kích thích chức năng miễn dịch tế bào, dẫn đến tình trạng viêm nướu trầm trọng, ngay cả khi có rất ít mảng bám hay bệnh nhân chăm sóc răng miệng khá tốt.

  1. Viêm nha chu mạn tính

Bênh nha cu thường gặp- Túi mủ nha chu xuất hiện trên nướu
Đây là một trong những bệnh lý phổ biến nhất ở những bệnh nhân bị nha chu viêm. Biểu hiện lúc này là sự xuất hiện của túi mủ hay còn gọi là túi nha chu ở trên nướu, mất chất bám dính giữa các mô liên kết giữa nướu và răng. Bệnh thường gặp ở người trưởng thành, nhưng cũng có thể gặp ở các lứa tuổi khác. Những túi nha chu này gây đau đớn ít nhiều cho bệnh nhân, có thể chảy mủ xung quanh chân răng, khiến việc  ăn uống và vệ sinh răng miệng khá khó khăn.

  1. Viêm nha chu tấn công


Viêm nha chu nặng làm chân răng dài ra
Viêm nha chu nặng làm chân răng dài ra

Các đặc điểm thường gặp với tình trạng này là: hiện tượng tiêu xương và mất liên kết giữa mô nướu và răng diễn ra nhanh mà không có sự hiện diện của nhiều mảng bám và vôi răng . Viêm nha chu tấn công thường xảy ra ở những người trẻ tuổi khoảng từ 10-30 tuổi, thường là ở tuổi dậy thì, và trong một số trường hợp có thể là do di truyền.

  1. Viêm nha chu hoại tử

Viêm nha chu gây những tổn thương trên nướu
Viêm nha chu gây những tổn thương trên nướu
Với những bệnh nhân mắc các bệnh toàn thân như nhiễm HIV, suy dinh dưỡng…sẽ có nguy cơ mắc phải tình trạng này, có thể biểu hiện ở dạng viêm nướu hoại tử lở loét hay viêm nha chu hoại tử lở loét. Chúng khiến nướu và răng mất sự bám dính nhanh chóng, tiêu xương ổ răng xảy ra.

  1. Áp xe nha chu

Bệnh nha chu - xương hàm bị tiêu nghiêm trọng

Áp xe nha chu là bệnh nhiễm khuẩn tạo mủ ở mô nha chu. Tình trạng này thường gặp khi có mảnh vụn  thức ăn lọt vào túi mủ, hoặc có vôi răng ở đã đóng lâu dài ở viền nướu và chân răng. Bên cạnh đó,  áp xe nha chu cũng có thể do bác sĩ gây ra sau khi cạo vôi và sử lý mặt gốc răng chưa đúng cách, vôi răng dưới nướu vẫn còn và gây ra viêm nhiễm. Bệnh nhân thường khó giữ vệ sinh vùng này, thức ăn dễ bị mắc kẹt vào đó nên viêm nhiễm sẽ xảy ra.
Với các loại bệnh nha chu thường gặp nêu trên cho thấy bệnh lý này có những biểu hiện khá phức tạp và việc điều trị cũng không hề đơn giản. Vì vậy, việc giữ vệ sinh răng miệng hàng ngày thật tốt cộng với việc thăm khám nha khoa định kỳ ( 4-6 tháng / lần ) là cách tốt nhất để bảo vệ bạn trước nha chu viêm.
Read more…

Cách chữa bệnh nha chu hiệu quả

02:14 |

Bệnh nha chu là một bệnh phổ biến của vùng răng miệng. Bệnh này hay gặp ở lứa tuổi trung niên, người già và là một trong những nguyên nhân thường gặp của tình trạng mất răng ở người lớn. Bệnh tưởng chừng như rất đơn giản song nếu để lâu không được chữa trị sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm, nhất là có thể gây hủy hoại răng hoàn toàn. Cách chữa bệnh nha chu hiệu quả vì thế được rất nhiều người quan tâm tìm kiếm.


Cách chữa bệnh nha chu hiệu quả
Cách chữa bệnh nha chu hiệu quả 

Nguyên nhân gây bệnh nha chu


Hầu hết các bệnh về răng miệng đều có nguyên nhân chính là do vi khuẩn gây nên. Vi khuẩn xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau và tích tụ theo thời gian và mức độ tác động tạo thành một lớp màng trong suốt bám vào xung quanh răng nướu gây viêm nhiễm và phá hủy các mô nâng đỡ răng khiến nướu dần tách ra khỏi mặt răng. Thông thường, vi khuẩn tích tụ gây các bệnh về răng và nha chu xuất phát từ các yếu tố sau:

– Vệ sinh răng miệng kém

– Thường xuyên hút thuốc lá
– Chế độ và thói quen ăn uống thiếu hợp lý: ăn nhiều đồ ngọt ban đêm mà không đánh răng, thức ăn bám trên răng,…
– Tâm lý căng thẳng
– Các bệnh gây ảnh hưởng: bệnh tiểu đường, các bệnh về đường tiêu hóa, các loại bệnh ảnh hưởng tới hệ miễn dịch (bệnh bạch cầu, nhiễm HIV/AIDS).


Nguyên nhân gây bệnh viêm nha chu
Nguyên nhân gây bệnh viêm nha chu

Triệu chứng của bệnh nha chu


Khi vi khuẩn tích tụ lâu ngày gây nên bệnh nha chu, người bệnh sẽ thường thấy xuất hiện các triệu chứng như sau:
– Lợi răng dễ bị chảy máu do bất cứ tác động nào như khi đánh răng, thức ăn cứng,…
– Lợi bị viêm và sưng đỏ, các mô lợi có vết loét và trở nên lỏng lẻo mà không bám chắc vào chân răng như bình thường.
- Có nhiều mảng trắng gọi là vôi răng bám trên răng
Các biểu hiện chủ yếu này thường kèm theo các triệu chứng khác như răng có thể bị lưng lay, mủ chảy ra gây mùi hôi khó chịu. Tất cả gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt của người bệnh và nếu để lâu không được chữa trị có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm và có thể phá hủy răng hoàn toàn.

Một trong những biểu hiện của bệnh nha chu
Một trong những biểu hiện của bệnh nha chu 

Cách chữa bệnh nha chu hiệu quả

Khi bị bệnh nha chu cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, xác định tình trạng bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp kịp thời, tránh cho bệnh nặng thêm và gây biến chứng. Hiện nay, tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh và sự phát triển của viêm nha chu mà các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp bao gồm:

Điều trị khẩn cấp

Với những trường hợp phát hiện bênh nha chu khi nhận thấy có biểu hiện bị sưng ở vùng nướu, niêm mạc có màu đỏ, đau và có ổ mủ thì sẽ được chỉ định thực hiện điều trị nha chu khẩn cấp. Lúc này, việc điều trị nhằm mục đích giúp giảm đau, chống nhiễm trùng và han chế các tổn thương tới hệ răng nướu. Điều trị khẩn cấp có thể chấm dứt hoàn toàn tình trạng bệnh nhưng cũng có thể không khỏi và bệnh sẽ lại tái phát sau này tùy thuốc vào từng trường hợp người bệnh.

Điều trị không phẫu thuật

Phương pháp này được áp dụng phổ biến tại các phòng khám nha khoa cho các bệnh nhân điều trị. Thông thường, điều trị bệnh nha chu không phẫu thuật được tiến hành như sau:
Trước tiên, nha sĩ sẽ khám và đánh giá các yếu tố thuận lợi cho sự lưu giữ mảng bám, cản trở vệ sinh răng miệng và kiểm soát mảng bám vi khuẩn. Nếu là trường hợp có thể chỉnh sửa được răng thì sẽ tiến hành chỉnh sửa. Các trường hợp nặng thường được chỉ định nhổ răng và cạo cao răng. Tất cả quy trình và phương pháp sẽ được thực hiện theo các bước và bằng các dụng cụ chuyên dụng. Với khi cạo cao răng là thủ thuật nhằm loại sạch vôi răng, mảng bám bằng dụng cụ cầm tay hoặc bằng máy siêu âm, làm láng mặt răng, tạo điều kiện cho mô nướu lành thương, trở lại trạng thái sinh lý của nướu.

Điều trị phẫu thuật

Phương pháp này được áp dụng đối với các trường hợp nướu răng bị chảy máu, sưng đỏ nhằm mục đích khắc phục và ngăn chặn trường hợp xấu nhất gây mất răng do bệnh nha chu gây ra. Phẫu thuật nha chu thường bao gồm các loại sau: – Phẫu thuật loại bỏ túi nha chu: phẫu thuật làm giảm độ sâu của túi nha chu để giúp cho việc vệ sinh làm sạch mảng bám vi khuẩn trên răng nướu được tốt hơn.

– Phẫu thuật tái tạo: áp dụng khi xương và mô nha chu bị phá hủy để tái tạo chứng trở lại.

– Phẫu thuật làm dài răng: nha chu bị viêm loét sẽ làm che phủ răng khiến cho răng trông như bị ngắn lại gây mất thẩm mỹ. Để khắc phục, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để tạo vẻ hài hòa của đường viền nướu hoặc nhiều răng khiến cho răng trông dài ra.

– Phẫu thuật ghép mô mềm: phẫu thuật nhằm mục đích phục hồi những hư hại và ngăn chặn sự tụt nướu tiếp tục dẫn đền sự phá hủy mô nướu và xương. Phẫu thuật có thể tiến hành ở 1 hoặc nhiều răng đem lại sự hài hòa của đường viền nướu và cải thiện tình trạng ê buốt răng.

– Phẫu thuật tăng kích thước sóng hàm:

Điều trị duy trì Sau khi áp dụng các phương pháp điều trị, người bệnh cần được kiểm tra, theo dõi tình trạng bệnh và áp dụng điều trị duy trì nhằm mục đích kiểm soát, ngăn ngừa bệnh tái phát và tiến triển.
Read more…

Bệnh nha chu là gì?

01:47 |

Bệnh nha chu là gì ? là bệnh của các tổ chức xung quanh răng với tình trạng viêm nhiễm mạn tính ở mô lợi, xương ổ răng và mô nha chu nâng đỡ của răng.

Nha chu là gì?

Nha chu là một tổ chức xung quanh răng, có nhiệm vụ chống đỡ, giữ răng trong xương hàm. Một răng khỏe mạnh thường được giữ trong xương hàm bởi các yếu tố sau: xương ổ răng, dây chằng và nướu răng. Nướu sẽ ôm sát lấy răng để che chở các mô dễ nhạy cảm bên dưới, giúp ngăn ngừa không cho vi khuẩn xâm nhập vào và làm hại răng. Nướu tốt sẽ giúp cho hàm răng tốt.
Nha chu liên quan trực tiếp đến mô nâng đỡ quanh chân răng, bao gồm các bệnh của nướu và các bệnh lý phá hủy mô nâng đỡ sâu bên dưới nướu. Nha chu là nguyên nhân gây tình trạng mất răng.
Bệnh nha chu là gì?
Bệnh nha chu là gì?

 Nguyên nhân gây ra bệnh nha chu


Nguyên nhân chính gây ra bệnh nha chu là do tình trạng vệ sinh răng miệng không tốt đã tạo điều kiện cho các mảng thức ăn bám quanh cổ răng và các khe răng. Vi khuẩn tích tụ trong các mảng bám lâu ngày không được vệ sinh sẽ gây viêm nướu răng. Theo thời gian, mảng bám răng cứng dần hình thành vôi răng hay còn gọi là cao răng. Khi đó, tình trạng nướu bị viêm nặng sẽ hơn, bệnh chuyển sang giai đoạn viêm nha chu. Bệnh sẽ tiến triển rất nhanh nếu cơ thể bạn không có sức đề kháng tốt.

Các dấu hiệu của bệnh nha chu


– Nướu bị chảy máu khi chải răng.

– Nướu bị sưng đỏ, dễ chảy máu.

– Vôi răng đóng ở cổ răng.

– Hơi thở có mùi hôi.

– Khi ấn vào nướu sẽ thấy mủ chảy ra.

– Khi nhai có cảm giác không bình thường.

– Răng bị lung lay.

– Răng di chuyển và thưa ra.

Biểu hiện bệnh nha chu
Biểu hiện bệnh nha chu 

Bệnh nha chu diễn biến như thế nào ?


Thông thường khi các nướu bị sưng to rồi tự xẹp xuống làm người bệnh tưởng rằng bệnh tự lành, nên cũng không để ý nhiều, nếu bệnh nhân không điều trị kịp thời thì lớp mô nâng đỡ răng, dây chằng sẽ bị phá hủy, làm tiêu xương ổ răng làm răng bị lung lay và cuối cùng dẫn đến mất răng dù răng còn nguyên vẹn, không bị sâu.

Tác hại của bệnh nha chu là gì?


 Ngoài việc phá hủy các mô nâng đỡ xung quanh răng, làm tiêu xương ổ răng, làm lung lay răng, bệnh nha chu còn gây ra tình trạng hôi miệng làm người bệnh mất tự tin trong giao tiếp, bị cô lập trong cuộc sống.

Read more…